Cha đẻ của GUI Giao_diện_đồ_họa_người_dùng

Douglas Englebar[1] hiện được xem là cha đẻ của giao diện người dùng đồ họa lúc còn sơ khai. Sau khi tốt nghiệp ngành kĩ thuật điện vào năm 1948, Douglas làm việc tại Viện NACA (NACA Institute, tiền thân của NASA hiện giờ). Sau đó, với mong muốn được làm công việc có thể mang lại lợi ích cho toàn nhân loại, ông đã nghĩ đến việc xây dựng một chiếc máy có thể làm tăng trí tuệ con người.

Trong giai đoạn chiến tranh, Douglas làm việc với vai trò là một kiểm soát viên rađa để có thể hình dung ra một thiết bị hiển thị được xây dựng xoay quanh các ống tia cathode mà qua đó người dùng có thể xây dựng các mô hình thông tin một cách trực quan thông qua đồ họa, và họ có thể tương tác với bất cứ những gì họ nhìn thấy. Để có thể thực hiện được ý tưởng này, ông phải tìm nguồn tài trợ. Song, đó không phải là việc dễ dàng mà có thể thực hiện được trong thời gian ngắn.

Năm 1955, Douglas đạt được học vị tiến sĩ và vào làm việc tại Học viện Nghiên cứu Stanford (Standford Research Institute), và tại đó ông đã đạt được nhiều bằng sáng chế về "các thành phần tiểu hóa máy tính" (miniaturizing computer components). 1959, ông đã thuyết phục được Lực lượng Hàng Không Hoa Kỳ (United States Air Force) hỗ trợ quỹ cho ý tưởng của ông. 1962, ông cho xuất bản luận văn Augmenting Human Intellect[2] với nội dung chính là các ý tưởng mà ông đã ấp ủ. Qua luận văn này, ông khẳng định "máy tính không phải để thay thế trí tuệ con người, mà là để cải thiện nó". Một trong những ví dụ mà ông sử dụng trong luận văn này là một kiến trúc sư sử dụng một công cụ nào đó tương tự các phần mềm CAD ngày nay để thiết kế nên các tòa nhà.

Douglas và các cộng sự của ông tiếp tục làm việc để phát triển các ý tưởng và công nghệ này. Và vào năm 1968, một sự trình diễn công khai được thực hiện trước hơn 1000 các chuyên gia máy tính về những thành quả từ những ý tưởng ban đầu của ông.